16 Tháng Một, 2025

1. Đào tạo cho người đào tạo đời sống Tận hiến

@ Mục tiêu: Giúp các học viên chuẩn bị bản thân có thể trở nên người đào tạo và đồng hành trong ơn gọi tận hiến (Dòng và Triều), ngang qua việc:

  • Cung cấp kiến thức nền tảng về: Nhân chủng học ơn gọi Kitô giáo, tâm lý liên quan đến việc đào tạo, các chỉ dẫn của Giáo luật trong việc đào tạo và việc phân định ơn gọi.
  • Trang bị những kỹ năng đồng hành giúp phân định và phát triển ơn gọi, những kỹ năng khác giúp nhận diện những khó khăn cản trở sự phát triển ơn gọi đời
  • Các học viên có một tiến trình tìm hiểu bản thân, suy xét – phản tỉnh và hội nhất bản thân, đồng thời xác tín hơn về lời mời gọi trở nên người đào tạo trong đời tu.

@ Đối tượng và điều kiện: Linh mục, Tu sĩ đã khấn trọn đang hoặc được chuẩn bị để lo việc đào tạo trong các Nhà Huấn luyện của các Giáo phận hay Hội Dòng. Các học viên, sau khi ghi danh sẽ được phỏng vấn và làm lượng giá về tâm lý. Dựa trên kết quả phỏng vấn, 20 học viên sẽ được mời tham dự chương trình đào tạo. Để việc học hiệu quả hơn, học viên cần ít nhất có tiếng Anh căn bản.

@ Thời gian: 2 năm gồm 3 giai đoạn:

* Giai đoạn I –    Từ ngày 27/ 09/ 2024 đến ngày 16/01/2025: Học phần I và đồng hành cá  nhân.  Mỗi tuần học một hoặc hai ngày.

* Giai đoạn II –   Từ tháng 03/2025 đến tháng 07/2025: Tiếp tục đồng hành cá nhân

* Giai đoạn III –  Từ tháng 9/2025 đến tháng 01/2026: Học phần II, tiếp tục đồng hành cá nhân và làm bài cuối khóa.

@ Chương trình học: bao gồm

  1. Học Phần I
  • Giới thiệu tổng quát về khoá học.
  • Chân dung người đào tạo đồng hành trong ơn gọi đời sống tận hiến.
  • Nhân chủng học ơn gọi người Kitô hữu: những yếu tố và năng động tâm lý tác động đến con người trong ơn gọi người Kitô hữu, ơn gọi đời sống tận hiến.
  • Sự phát triển nhân cách, phát triển con người trong đời sống tận hiến nhìn từ chiều kích tâm lý học.
  • Huấn luyện về đời sống khiết tịnh.
  • Đời sống tâm linh và phân định thiêng liêng.
  • Các kiến thức Giáo luật nền tảng trong đào tạo đời sống tận hiến.
  1. Học phần II
  • Sự thiếu trưởng thành và khủng hoảng ơn gọi.
  • Những ảnh hưởng của gia đình và động năng tâm lý trong gia đình trên ơn gọi và sự trưởng thành ơn gọi.
  • Lãnh đạo trong Cộng đoàn: Tâm lý đời sống cộng đoàn, và tâm lý lãnh đạo. Những phương thế giúp đồng hành và phát triển ơn gọi hội nhất trong đời sống cộng đoàn. Các vấn đề liên quan đến lạm dụng quyền lực và xấu hổ.
  • Phát triển về đời sống luân lý – Phát triển về đời sống đức tin
  • Phân định ơn gọi và lượng giá: Những phương thế cơ bản trong việc nhận định ơn gọi và lượng giá ơn gọi.
  • Tiến trình và kỹ năng đồng hành với người đang trong các giai đoạn đào tạo của đời tu.
  • Chăm sóc bản thân người đào tạo tránh quá tải và căng thẳng.
  1. Đồng hành cá nhân: mỗi học viên được gặp và đồng hành riêng với giáo sư trong quá trình học.

@ Ban Giảng huấn:

  • Giuse Đinh Đức Đạo, S.T.D., Luân lý, và STD Truyền giáo học
  • Gioan B. Phương Đình Toại, MI, S.T.L. Tâm lý Đời Tu và Tư vấn Tâm lý
  • Giuse Trần Hoàng Quân, ĐCV Saigon, S.T.L. Tâm lý Đời Tu và Tư vấn Tâm lý
  • Maria Phạm Thị Kim Ngân, FMM, S.T.L. Tâm lý Đời Tu và Tư vấn Tâm lý
  • Têrêsa Vũ Thị Ảnh, MTG Phát Diệm, S.T.L. Tâm lý Đời Tu và Tư vấn Tâm lý
  • Têrêsa Trì Thị Minh Thúy, MTG Thủ Thiêm, Ph.D. Tư vấn Tâm lý
  • Giuse Trần Sĩ Nghị, SJ, S.T.L. Tư vấn Mục vụ

Chủ nhiệm: Lm. Gioan B. Phương Đình Toại, MI.

@ Yêu cầu học viên:

  • Đọc tài liệu, suy tư, thảo luận trong các buổi hội thảo, và viết bài phản tỉnh.
  • Tham gia đều đặn các buổi được đồng hành cá nhân hàng tuần với giáo sư để hiểu về bản
  • thân hơn, cũng như những buổi gặp gỡ chung hàng quý để cập nhật kiến thức qua các hội
  • thảo chuyên đề.
  • Viết bài nghiên cứu tổng kết cuối khoá.

2. Ứng dụng Khoa học Giáo dục trong Đào tạo và Đồng hành Ơn gọi

@ Mục tiêu chung: Chương trình được thiết kế theo liên ngành nhằm trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế về Đào tạo và Đồng Hành Ơn Gọi giúp họ có năng lực và phẩm chất để phát triển bản thân và thi hành sứ vụ đồng hành trong tương lai.

 “Người đồng hành có kiến thức, có kinh nghiệm và dựa trên kinh nghiệm của bản thân để bảo vệ đoàn chiên của mình” (Tông huấn Niềm vui Tin Mừng số 171).

@ Đối tượng và điều kiện: linh mục tu sĩ đã tốt nghiệp đại học, hoặc thần học tại Chủng viện hay Học viện Dòng Tu đang phụ trách đào tạo hoặc chuẩn bị nhận sứ vụ đào tạo cho đời sống Ơn gọi; những vị đồng hành định hướng Ơn gọi (tại giáo xứ, lưu xá…).

@ Thời gian và chương trình học: 2 năm mỗi năm học từ tháng 9 (thứ Hai đến thứ Sáu) hai lần tập trung trong hai học kỳ, cho kiến thức toàn khóa 800 tiết được sắp xếp 4 học phần.

Với chương trình trên, học viên sẽ được:

– Hiểu được những kiến thức nền tảng liên ngành ứng dụng của Khoa học Giáo dục vào Đào tạo và Đồng hành ơn gọi; ý thức được vai trò của người làm sứ vụ đào tạo và đồng hành;

– Ưng dụng kiến thức và kỹ năng trong Đào tạo và Đồng hành ơn gọi (Xây dựng và phát triển chương trình Đào tạo và Đồng hành phù hợp với Tin Mừng)

– Chọn phương pháp lượng giá phù hợp với từng giai đoạn Đào tạo và Đồng hành;

– Nghiên cứu ứng dụng cách cụ thể trong Đào tạo và Đồng hành.

– Truyền cảm hứng tự đào luyện cho người thụ huấn

@ Ban Giảng huấn:

  • Giuse Đinh Đức Đạo, STD Luân lý, STD Truyền giáo học.
  • Giuse Nguyễn Văn Toản, Ph.D Giáo dục
  • Vincent Nguyễn Cao Dũng, DEA. Giáo dục Văn hóa – Nhân bản.
  • Giuse Phạm Đức Dũng, M&M. Khoa học Nhân văn – Xã hội.
  • Giuse Têrêsa Trần Anh Thụ, Tiến sĩ Tâm lý học.
  • Micae Trương Thanh Tùng, SJ. MA Kinh Thánh / Cử nhân Tâm lý Phát Triển / Đào tạo ĐHTL và Đời Tu
  • Ages Nguyễn Thụy Hoài Trâm, Đức Mẹ Khiết Tâm Nha Trang, Tiến sĩ Giáo dục học.
  • Maria Nguyễn Thị Ngọc Dung, ACI, Lãnh đạo quản Giáo dục, Ph. D
  • Têrêsa Uông Thị Đoan Trang, FMA, Tiến Giáo dục học.
  • Maria Trịnh Thị Hồng Sáng, MTG Thủ Thiêm, Thạc sĩ Quản lý giáo dục.

3. Tư vấn Mục vụ - Giáo luật về Hôn nhân Gia đình

@ Mục tiêu: Đào tạo các Tư vấn viên có năng lực Mục vụ và Giáo luật về Hôn nhân gia đình làm việc tại Giáo xứ và tòa án Hôn Phối của giáo phận trong vai trò tư vấn mục vụ và pháp lý:

  • Đồng hành các gia đình trong các giáo xứ và giáo phận;
  • Trợ giúp những người tìm đến các tòa án hôn nhân giáo phận, trong các chức năng: hướng dẫn, hòa giải, xác minh nếu hôn nhân đã có nguyên nhân gây vô hiệu, thực hiện điều tra sơ khởi tiền tố tụng.

Mục tiêu này khóa học sẽ trang bị cho học viên:

  • Kiến thức đào sâu về hôn nhân và tố tụng hôn nhân theo Giáo luật;
  • Kiến thức căn bản về thần học, nhân học và tâm lý liên quan đến hôn nhân – gia đình;
  • Thực hành phân định và tư vấn về các vụ việc hôn nhân muốn giải quyết nơi tòa án giáo phận.

@ Nội Dung cùng Ban Giảng huấn

  1. Hướng dẫn của Giáo hội về các vấn đề luân lý và mục vụ về hôn nhân – gia đình (ly dị, ly thân, đồng tính, kết hợp đồng tính, tính dục ngoài hôn nhân, thụ tinh nhân tạo, xưng tội – rước lễ hoàn cảnh đặc biệt, …) (20 tiết) –

Giảng viên: Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn STD; Lm. Giuse Hà Đăng Định, M.

  1. Mục vụ tham vấn về tình yêu – hôn nhân – gia đình (15 tiết) –

Giảng viên: Lm. Giuse Hoàng Ngọc Dũng, D. Min.

  1. Tâm lý phát triển và Giáo dục gia đình (25 tiết) –

            Giảng viên: Cô Biển Đức Hoàng Mai Khanh, Dr.

  1. Giáo luật về Hôn nhân (30 tiết) –

Giảng viên: Sr Maria Trần Thị Ngọc Hương, D. + Lm. Giuse  Đỗ Đức Dũng, D.

  1. Những yếu tố làm vô hiệu việc kết hôn (25 tiết) –

Giảng viên: Sr Maria Trần Thị Tố Oanh, D.

  1. Tâm bệnh và khả năng đảm nhận những nghĩa vụ chính yếu của hôn nhân (25 tiết)

Giảng viên: Giuse Vương Nguyễn Toàn Thiện, M.

  1. Tố tụng trong Giáo luật nói chung (20 tiết) –

Giảng viên: Lm. Giuse Đoàn Xuân Linh, M.

  1. Tố tụng về hôn nhân, sự canh tân thủ tục tố tụng Hôn nhân do ĐTC Phanxicô thực hiện, thực hành phân tích và áp dụng thực tiễn các trường hợp tranh tụng Hôn nhân (40 tiết). Giảng viên: Phêrô Nguyễn Quốc Việt, M.

Chủ nhiệm: Lm. Giuse Đỗ Đức Dũng, D.

@ Đối tượng học viên: các linh mục, tu sĩ, giáo dân.

4. Mục vụ Ngành nghề

@ Mục tiêu: Chương trình HvSTCM được mở ra để hỗ trợ cách thiết thực nhất có thể cho đời sống Tin-Cậy-Mến của các Ki-tô hữu, đặc biệt là tất cả những ai đã, đang và sẽ dấn thân trong môi trường kinh doanh. Với HvSTCM, các học viên không chỉ có thể hiểu và sống đạo tốt hơn trong ngành nghề của mình mà còn có khả năng giảng dạy khi hoàn tất chương trình.

@ Đối tượng và điều kiện: Mọi thành phần Dân Chúa.

@ Nội dung: Các môn học được cấu trúc thành bốn khối lớn: (16tc x 3) + (18tc CIVEL) = 66tc.

  1. MVTCM 601, 602 Sống Tin-Cậy-Mến trong các ngành nghề” (lectures + seminars, 120 tiết) (8tc):[1] Với ơn soi dẫn từ chính Lời Chúa trong Thánh kinh và giáo huấn của Giáo hội, các giảng khóa dẫn đưa lối đường phục vụ và chia sẻ, trong niềm vui của định hướng loan báo Tin Mừng. Nói chung, không kể các văn kiện nền rất vững chắc của Công đồng Va-ti-ca-nô II, cách riêng Sắc lệnh hoạt động tông đồ giáo dân, còn có nhiều văn kiện khác của Giáo hội giúp hướng dẫn cụ thể cho mục vụ các ngành nghề: (1) Thông điệp tân sự (Rerum Novarum) của ĐGH. Lê-ô XIII (1-64) (15-5-1891); (2) Thông điệp lao động của con người (Laborem Exercens) của ĐGH. Gio-an Phao-lô II (1-27) (14-9-1981); (3) Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo (Compendium of the Social Doctrine of the Church) của Hội đồng giáo hoàng về công lý và hòa bình (Pontifical Council of Justice and Peace) (1-583) (02-4-2004)…. 
  1. MVTK 501, 502Mục vụ Thánh kinh cho các ngành nghề” (lectures + seminars, 120 tiết) (8tc):[2] Nêu bật những lời dạy của Thánh kinh đối với các tổ chức, các hoạt động xã hội của con người nói chung, của các doanh nghiệp, doanh nhân nói riêng. Theo đó, học viên có thể tham khảo nhiều từ ngữ tiếng Anh liên quan đến quản trị trong tập sách Mục vụ tổng quát trong nhãn quan quản trị mục vụ:[3] pastoral, ministry, minister, service, leadership, và Các từ ngữ này đều hàm chứa ý nghĩa: hoặc mục vụ hoặc phục vụ (lãnh đạo trong Giáo hội), hoặc cả hai, hoặc tương tự, hoặc tất cả, hoặc một phần. Nói khác đi, nếu Mục vụ tổng quát trong nhãn quan quản trị mục vụ ý thức về sự liên ngành của các môn học trong mục vụ (để phục vụ), thì chính các từ ngữ đó cũng trình bày đôi điều rất quan trọng về sự liên ngành trong lãnh đạo mục vụ, quản trị mục vụ, cung cách phục vụ, vai trò của người phục vụ.[4]
  2. MVLĐ 701, 702: “Mục vụ linh đạo cho các ngành nghề” (lectures + seminars + practicum, 120 tiết) (8tc):[5] Hàng ngàn bài suy niệm với ý tưởng cô đọng nơi Sỏi đá vẫn cần có nhau… cung cấp những nguyên tắc vàng với nhiều chủ đề phong phú về mục vụ, thần học, và thần học mục vụ… trong thời đại của lòng Chúa xót thương. Có thể nói, các bài suy niệm giúp phản ánh một thực tế: “… nếu họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên!” (Lc 19,40).[6] Thật vậy, ĐGH. Phan-xi-cô trong Misericordiae vultus đã viết: “Tất cả các

hoạt động mục vụ của Giáo hội phải được bao bọc trong sự nhân hậu hiện thực dành cho các tín hữu; không có gì trong lời rao giảng và chứng cứ của Giáo hội đối với thế giới có thể thiếu vắng lòng thương xót” (MV số 10). ĐGH. Gio-an Phao-lô II đã từng trang trọng nhắc đến trong Dives in Misericordia: “Thiên Chúa là Cha, là “tình thương”, như Thánh Gio-an diễn tả trong thư thứ nhất của ngài (x. 1 Ga 4,16); Đức Ki-tô mặc khải Thiên Chúa “giàu lòng thương xót”, như chúng ta đọc thấy trong các thư của Thánh Phao-lô (x. Ep 2,4) (DiM 3,13).

  1. CIVEL:[7] Các lớp Anh Ngữ CIVEL được thiết kế nhằm giúp chuẩn bị khả năng xứng hợp về Anh ngữ nhà đạo cho các học viên Chương trình HVSTCM trCNN. Trong bảy lớp sau đây, học viên Chương trình HvSTCM trNKD cần đạt khả năng tối thiểu của sáu lớp chuyên ngành (18tc/ 21tc): (1) CIVEL 1: Introductory Level Class 1; (2) CIVEL 2: Introductory Level Class 2; (3) CIVEL 3: Intermediate Level Class 1; (4) CIVEL 4: Intermediate Level Class 2; (5) CIVEL 5: Advan-ced Level Class 1; (6) CIVEL 6: Advanced Level Class 2: (7) CIVEL 7: Writing Research Papers, Theses, and Dissertations.

 @ Ban Giảng Huấn

  • Giuse Đinh Đức Đạo, S.T.D., S.T.D., Luân lý, và Truyền giáo học
  • Francisco Aniban, M.A., J.C.D., Giáo luật, và Anh ngữ
  • Giuse Tạ Huy Hoàng, M.T.S., D.Min., Hon.D., Thần học mục vụ, và Ngôn ngữ
  • Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh, D.Min., Thần học mục vụ
  • Giuse Trần Thăng Hưng, O.Carm., M.Div., S.T.L., Linh đạo, và Anh ngữ
  • Ernest Nguyễn Văn Hưởng, M.A., Luân lý
  • Cô Maria Ngô Thị Ngọc Huyên, B.A., Ph.D., Quản lý giáo dục, và Anh ngữ
  • Thầy Jeffrey Lock, A., M.A. Mus., Âm nhạc, và Anh ngữ
  • Laurent Gatinois, M.A., S.T.D., Thần học, và Pháp ngữ
  • Phaolô Ngô Đình Sĩ, M.A., D.Th.B., Thánh kinh, và Pháp ngữ
  • Thầy Gioan Lê Quang Vinh, A. (+ graduate certificates in English), Anh ngữ
  • Cô Têrêxa Đinh Thị Thu Hà, B.A., M.B.A, Quản trị kinh doanh, và Anh ngữ
  • Sr Têrêxa Bùi Thị Phương Tâm, A., M.T.S., Anh ngữ
  • Sr Anna Đỗ Thị Khánh, A., M.T.S., Anh ngữ

                     Chủ nhiệm: Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng

[1] Tương tự: MVTCM 603, MVTCM 604.

[2] Tương tự: MVTK 503, MVTK 504.

[3], 4 X. Ta, Thần học mục vụ, Tập 1 (TP. HCM: Nxb. Tôn Giáo, 2015); BHvNB, Hiểu và sống Tin-Cậy-Mến(7 tập) (TP. HCM: Nxb. Đồng Nai, 2020-2022). 

[5] X. Supervised ministry; tương tự: MVLĐ 703, MVLĐ 704.

[6] X. Minh Triết, Sỏi đá vẫn cần có nhau…, Tập 1-100 (TP. HCM: Nxb. Tôn Giáo, 2020).

[7] The Catholic Institute of Vietnam English Language Test.

5. Mục vụ Giáo lý

@ Mục tiêu: Giúp học viên có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực huấn giáo để có thể tham gia việc dạy giáo lý cũng như điều hành hoạt động này tại giáo xứ hay hội dòng. Cụ thể trong năm học 2024-2025, chúng tôi mở các môn: huấn giáo & giáo dục; sư phạm giáo lý; huấn giáo & Lời Chúa; Huấn giáo & truyền giáo.

@ Đối tượng và điều kiện: Linh mục, tu sĩ và giáo dân có thể tham gia những môn học mình cần hoặc toàn bộ khoá học. Học viên ghi danh cần có kiến thức giáo lý căn bản. Học viên có thể tham gia toàn bộ khoá học những những môn học mình cần

@ Thời gian & Chương trình: từ 10/09/2024 đến 19/12/2024. Gồm có 4 môn học, mỗi môn học có 30 tiết học. Mỗi tuần học 2 buổi, vào sáng thứ Ba & thứ Năm.

Học vào Sáng thứ Ba, từ 7g30-9g & 9g30-11g:

  • Huấn giáo & Giáo dục
  • Sư phạm giáo lý

Học vào sáng thứ Năm, từ 7g30-9g & 9g30-11g:

  • Huấn giáo & Lời chúa
  • Huấn giáo & Truyền giáo

@ Ban Giảng huấn

  • Phêrô Nguyễn Văn Hiền

STL Thần học Mục vụ

  • Têrêsa Mai Thị Diễm Hương, FMA

MA Huấn giáo

  • Giuse Nguyễn Văn Thịnh

MA Thần học Mục vụ Giáo lý

  • Têrêsa Trần Thi Kim Uyên, FMA

Dr. Huấn giáo và Mục vụ Giới trẻ

Chủ nhiệm: Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hiền.

6. Đào tạo người điều hành Mục vụ Giới trẻ

@ Mục tiêu: Đào tạo học viên trở thành Thừa tác viên MVGT có khả năng tự cập nhật kiến thức, đổi mới tư duy và rèn luyện phong cách; Sở hữu kiến thức và khả năng sinh động nhóm trẻ để thi hành sứ vụ loan báo Tin mừng “với” và “cho” người trẻ; Biết định hướng, lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động Giáo dục Mục vụ dành cho người trẻ theo sự hướng dẫn của Giáo hội.

@ Đối tượng và điều kiện: Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân làm việc trong lãnh vực MVGT.

@ Thời gian: 7.30 – 11.05 vào các buổi sáng từ thứ Hai – thứ Sáu

@ Nội dung Chương trình [30 ECTS]

  1. Tổng quan về Mục Vụ Giới Trẻ (MVGT) [3 ECTS]

      – Lm. Gioan Lê Quang Việt

  1. Giáo dục nhân bản và Nhân bản Kitô giáo [3 ECTS]

– Lm. Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng.

  1. Đặc điểm tâm lý của người trẻ [3 ECTS]

– Thầy Giuse Cao Văn Quang.

  1. Phụng vụ trong Mục vụ giới trẻ [3 ECTS]

– Lm. Đa Minh Trần Quang Hiền, SDB

  1. Mục vụ Kinh thánh trong môi trường người trẻ [3 ECTS] –  Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J.
  2. Hệ Thống Giáo dục Dự phòng [3 ECTS]

– Nt. Têrêsa Uông Thị Đoan Trang, FMA.

  1. Định hướng thanh thiếu niên vào đời [3 ECTS]

– Lm. Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng.

  1. Truyền thông trong MVGT [3 ECTS]

– Lm Giuse Vũ Hữu Hiền và Equipe của Ủy Ban Truyền thông Xã hội thuộc Hội HĐGMVN.

  1. Một số đề tài luân lý trong Mục vụ Giới trẻ – [3 ECTS]

– Lm. Đa Minh Trần Quang Hiền, SDB.

  1. Thiết kế Kế Hoạch Giáo dục Mục Vụ – [3 ECTS]

 – Lm. Giuse Nguyễn Xuân Quang, SDB.

 

@ Ban Giảng huấn

  • Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng – DEA. Giáo dục Văn hóa – Nhân bản.
  • Gioan Lê Quang Việt – Tổng Thư Ký Uỷ Ban Mục Vụ Giới Trẻ và thiếu nhi trực thuộc HĐGMVN
  • Giuse Vũ Hữu Hiền và Equipe thuộc Ủy ban Truyền thông Xã hội thuộc Hội HĐGMVN.
  • Giuse Nguyễn Xuân Quang, SDB, Thạc Sĩ Thần học – Mục vụ Giới trẻ.
  • Đa Minh Trần Quang Hiền, SDB, Thạc Sĩ Huấn Giáo
  • Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J.
  • Thầy Giuse Cao Văn Quang, Thạc Sĩ Tâm Lý.
  • Têrêsa Uông Thị Đoan Trang, FMA, Tiến Sĩ Giáo dục.

Chủ nhiệm: Nt. Maria Phạm Thị Thu Hà, FMA.

7. Mục vụ Truyền giáo

@ Mục tiêu: Giúp học viên có những kiến thức cơ bản về thần học, tu đức và linh đạo truyền giáo. Ngoài ra, khóa học nhằm khơi dậy tinh thần truyền giáo của người Kitô hữu, giúp hiểu biết định hướng truyền giáo qua các giáo huấn của Giáo hội và phương thức truyền giáo phù hợp trong bối cảnh khu vực và hoàn cảnh địa phương. Học viên được cung cấp kiến thức, kỹ năng và một lòng nhiệt thành sứ vụ để có thể trở thành nhà truyền giáo hoặc cộng tác viên truyền giáo đắc lực, hầu có thể đảm trách chương trình truyền giáo của cộng đoàn dòng tu, giáo xứ và giáo phận.

@ Đối tượng và điều kiện: linh mục, tu sĩ và giáo dân đang và sẽ đảm nhận công tác truyền giáo. Có kiến thức cơ bản về thần học, ít nhất 2 năm Thần Học Giáo Dân.

@ Chương trình:

Module 1 – Nền tảng Thần học và Phương thức Truyền giáo

Module 2 – Huấn luyện – đào tạo cộng tác viên Tuyền giáo.

Module 3 – Giáo Huấn Giáo Hội về Truyền Giáo. 

Module 4  – Thiết kế các hoạt động truyền giáo, Các Hội giáo hoàng Truyền giáo

Module 5- Linh đạo và tu đức truyền giáo

Module bổ sung: Chia sẻ kinh nghiệm mục vụ / linh hoạt truyền giáo.

Đi khảo sát và thực tế tại các giáo điểm.

Hình thức tổ chức: các hình thức học và truyền đạt kiến thức, thuyết trình, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm, có thể tập thiết kế, linh hoạt và tổ chức những hoạt động truyền giáo.

@ Ban Giảng huấn

Gm Giuse Đinh Đức Đạo, Tiến sĩ Thần Học Truyền Giáo và Luân Lý

Lm Phêrô Đỗ Cao Cương, SVD, Tiến sĩ Thần Học Truyền Giáo

Lm Giêrônimô Nguyễn Đình Công, Tiến sĩ Thần Học Truyền Giáo

Lm Phêrô Nguyễn Đức Vinh, SVD, Tiến sĩ Tâm Lý Mục Vụ – Truyền Giáo

Lm Đa Minh Ngô Quang Tuyên, Tổng thư ký UBLBTM của HĐGMVN

Và các Giáo sư Thỉnh Giảng, các khách mời.

 Chủ nhiệm: Lm. Phêrô Đỗ Cao Cương, SVD.

8. Thánh nhạc

@ Mục tiêu: Giúp học viên có được những kiến thức và kỹ năng trong lãnh vực Thánh nhạc như: Sáng tác, chỉ huy hợp xướng, đệm đàn trong phụng vụ, hát Bình ca (canto Gregoriano), và hiểu biết tổng quát về Thánh nhạc…; để có thể làm “vinh danh Chúa và thánh hóa các tâm hồn”[1], qua hai yếu tố chính của âm nhạc trong phụng vụ “Sự thánh thiện và hình thức tốt đẹp”[2].

@ Đối tượng và điều kiện:

  • Linh mục, tu sĩ và giáo dân muốn hiểu biết tổng quát về Thánh Nhạc, hoặc tham gia trực tiếp vào lãnh vực Thánh Nhạc như chỉ huy, sáng tác, hát Bình ca, đệm đàn trong phụng vụ…
  • Tùy vào môn học và chứng chỉ sẽ được cấp, học viên phải đáp ứng được những yêu cầu cần thiết qua đợt thi tuyển, trước khi tham gia khóa học.

@ Thời gian & Chương trình:

  • Trọn chương trình 3 năm học, được cấp Văn bằng Cao đẳng (đối với các ngành “Sáng tác, chỉ huy, đệm đàn trong phụng vụ, bình ca”).

[1], 9 Tự sắc “Tra le Sollecitudini” của Đức Pio X, ban hành ngày 22.11.1903, số 1, 3.

 

 

9. Thần học và Mục vụ Truyền thông

@ Mục tiêu: Giúp học viên có những nhận thức sâu sắc về thần học truyền thông, linh đạo truyền thông, mục vụ truyền thông, chiều kích truyền thông trong những lãnh vực mục vụ khác nhau, và kỹ năng truyền thông cần thiết để có thể truyền thông Tin Mừng cách hữu hiệu, đặc biệt trong môi trường giáo phận, giáo hạt và giáo xứ.

@ Đối tượng và điều kiện: linh mục, tu sĩ và giáo dân muốn dấn thân trở thành những tông đồ truyền thông đắc lực của Chúa trong môi trường của mình.

10. Đào tạo Mục vụ cho các Ứng viên Giáo sĩ

@ Mục tiêu: Chương trình Đào tạo Mục Vụ” cho các Ứng Sinh Giáo Sĩ” là chương trình đào tạo dành cho các ứng sinh giáo sĩ đã học xong các môn triết học và thần học theo chương trình đào tạo dành cho các ứng viên giáo sĩ, nhưng có nhu cầu cần bổ túc về kiến thức và thực hành những khía cạnh cụ thể của sứ vụ linh mục.

@ Đối tượng và điều kiện:

  1. Sinh viên Khoa Thần học của HVCG: tối thiểu đã học xong chương trình Thần học năm II.
  2. Sinh viên thuộc các Ngành khác của HVCG: có thể đăng ký học từng môn với VP HVCG.
  3. Sinh viên từ các Chủng viện và Học viện khác: tối thiểu đã học xong chương Thần học năm II, và có giấy giới thiệu của Bề trên, có thể đăng ký học toàn bộ chương trình, hoặc từng môn.

@ Văn Bằng: Kết thúc khóa học, các Ứng sinh Giáo sĩ được cấp “Chứng chỉ Khóa Chương trình Đào tạo Mục vụ” cho Ứng sinh Giáo sĩ”. Các học viên khác sẽ được cấp “Chứng nhận tham dự”.

@ Ban Giảng huấn: Quý giáo sư khoa thần học, ngành mục vụ HVCGVN và các giáo sư thỉnh giảng.

Chủ nhiệm: Lm. Giuse Ngô Ngọc Khanh, OFM.

11. Biểu mẫu đăng ký Nhập học