23 September, 2023

Thông tin Tuyển sinh

Tuyển sinh các ngành Mục vụ
Năm học 2023-2024

Từ tháng 9/2023 Học viện Công giáo Việt Nam (HVCGVN) mở các khóa học ứng dụng chương trình Mục vụ và Đào tạo (xem chi tiết tại mục brochures):

1. Đào tạo cho người đào tạo đời sống Tận hiến.

2. Ứng dụng Khoa học Giáo dục trong Đào tạo và Lãnh đạo gồm 2 chuyên ngành:
– Khoa học Giáo dục ứng dụng trong việc đồng hành ơn gọi.
– Khoa học Giáo dục ứng dụng trong việc đồng hành Giới Trẻ, sinh viên Lưu xá.

3. Tư vấn Mục vụ – Giáo luật về Hôn nhân Gia đình

4. Mục vụ Ngành nghề: Hiểu và sống Tin – Cậy – Mến trong ngành Kinh doanh.

5. Mục vụ Giáo lý

6. Đào tạo người điều hành Mục vụ Giới trẻ

7. Mục vụ Truyền giáo

8. Thánh nhạc

9. Mục vụ Truyền thông

Kết thúc khóa học, các sinh viên thông thường, nếu hoàn tất và đủ điều kiện theo yêu cầu của Khóa học, sẽ được cấp Chứng Chỉ Mục Vụ của HVCG, với chi tiết Chuyên ngành. Chứng chỉ này có thể được tích lũy (theo quy định) cho việc cấp văn bằng Thạc sĩ Mục vụ trong tương lai, khi Ngành Mục vụ được trở thành Khoa Mục vụ theo Giáo luật. Các sinh viên ngoại thường sẽ được cấp giấy Chứng nhận khóa học.

 

Chương trình I

ĐÀO TẠO NGƯỜI ĐÀO TẠO ĐỜI SỐNG TẬN HIẾN (DÒNG VÀ TRIỀU)

@ Mục tiêu: Giúp các học viên chuẩn bị bản thân và cập nhật kiến thức cần thiết để chu toàn sứ mệnh đào tạo và đồng hành trong ơn gọi tận hiến (Dòng và Triều).

@ Đối tượng và điều kiện:

  • Linh mục, Tu sĩ đã khấn trọn đời đang hoặc được chuẩn bị để lo việc đào tạo trong các Nhà Huấn luyện của các Giáo phận hay Hội Dòng.
  • Khả năng Thần học tối thiểu tương đương bằng tốt nghiệp các Học viện Liên Dòng Nữ.

@ Thời gian và chương trình học: 2 năm gồm 3 giai đoạn: học thứ Ba hoặc hai ngày (Thứ Ba và Thứ Sáu) trong tuần

* Giai đoạn I : Từ ngày 26/09/2023 đến ngày 19/01/ 2024: Học phần I và đồng hành cá nhân. 

* Giai đoạn II: Từ tháng 02/2024 đến tháng 06/2024: Tiếp tục đồng hành cá nhân.

* Giai đoạn III : Từ tháng 9/2024 đến tháng 01/2025: Học phần II, tiếp tục đồng hành cá nhân và làm bài cuối khóa.

Chương trình học được thực hiện dưới hai hình thức: Buổi học chung về đề tài chuyên môn do các Giáo sư hướng dẫn và Buổi gặp gỡ đồng hành riêng mỗi học viên với Giáo sư hướng dẫn.

@ Đăng ký: đến 01/07/2023.

@ Ngày khai giảng: thứ Tư, 13/09/2022 (Lễ Khai giảng của HVCGVN).

 

Chương trình II

ỨNG DỤNG KHOA HỌC GIÁO DỤC TRONG ĐÀO TẠO VÀ LÃNH ĐẠO

@ Mục tiêu: Ứng dụng các thành quả của khoa học giáo dục vì sự phát triển, lợi ích của con người và  cộng đồng xã hội, trong sứ vụ đào tạo và lãnh đạo như Giáo hội đã định hướng trong công đồng Vaticăn II (x. Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo, Lời mở đầu và số 1).

@ Đối tượng và điều kiện: linh mục tu sĩ đã tốt nghiệp đại học, hoặc thần học tại Chủng viện hay Học viện Dòng Tu.

@ Đăng ký đến 05/08/2023, với hai nhóm đối tượng học viên theo chuyên ngành:

  1. ỨNG DỤNG KHOA HỌC GIÁO DỤC TRONG ĐỒNG HÀNH ƠN GỌI

@Đối tượng học viên: Linh mục, Tu sĩ phụ trách đào tạo hoặc chuẩn bị nhận sứ vụ đào tạo cho đời sống Ơn gọi; những vị đồng hành định hướng Ơn gọi (tại giáo xứ, lưu xá…).

  1. ĐỒNG HÀNH GIỚI TRẺ, HỌC SINH – SINH VIÊN LƯU XÁ

@ Đối tượng học viên: Linh mục, Tu sĩ, các vị đào tạo và đồng hành giới trẻ, sinh viên, phụ trách lưu xá…

Năm học 2023-2024, Hai chuyên ngành tổ chức 5 nhóm học phần chung. Mỗi hai tháng tập trung ba tuần buổi sáng (từ 7g30 -11g45) cho một nhóm học phần, mỗi học phần 3 môn sắp xếp theo lịch dự kiến như sau:

  • Nhóm học phần 1: từ ngày thứ Hai 02/10/2023 đến thứ Bảy 21/10/2023
  • Nhóm học phần 2: từ ngày thứ Hai 2/12/2023 đến thứ Sáu 22/12/2023
  • Nhóm học phần 3: từ ngày thứ Hai 04/3/2024 đến thứ Bảy 23/3/2024
  • Nhóm học phần 4 và 5 sẽ lên lịch sau.

Mỗi nhóm học phần được tích lũy 9 ETCS cho chương trình cao học trong tương lai. Khi kết thúc các nhóm học phần chung, các học viên sẽ học và làm việc theo các môn chuyên ngành.

@ Ngày khai giảng: thứ Tư, 13/09/2023 (Lễ Khai giảng của HVCGVN) và bắt đầu học vào thứ Hai, 02/10/2023.

 

Chương trình III

TƯ VẤN MỤC VỤ VÀ GIÁO LUẬT VỀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

@ Mục tiêu: Đào tạo các Tư vấn viên có năng lực Mục vụ và Giáo luật về Hôn nhân gia đình để đồng hành, trợ giúp những cá nhân và các gia đình trong công tác mục vụ và nhu cầu liên quan đến Tòa án hôn phối giáo phận.

@ Đối tượng và điều kiện: các linh mục, tu sĩ, giáo dân.

  • Đã tốt nghiệp thần học tại Chủng viện hay một Học viện Công giáo;
  • Giấy giới thiệu của Tòa Giám Mục, của Bề Trên Dòng. Khóa học cũng mở rộng cho những học viên dự thính, khi kết thúc sẽ có giấy xác nhận về từng môn dự thính.

@ Thời gian : Từ ngày 19/02/2024 đến 03/05/2024 (học từ thứ Hai đến thứ Sáu (từ 07g30-11g00 hoặc 11g50 tùy theo môn).   

@ Đăng ký đến 10/02/2024, khai giảng 07g30 thứ Hai ngày 19/02/2024.

 

Chương trình IV

MỤC VỤ NGHỀ NGHIỆP

HIỂU và SỐNG TIN – CẬY – MẾN…

@ Mục tiêu: hỗ trợ cách thiết thực nhất có thể cho đời sống Tin-Cậy-Mến của các Ki-tô hữu, đang và sẽ dấn thân trong môi trường kinh doanh; giúp hiểu và sống đạo tốt hơn trong ngành nghề của mình và có khả năng giảng dạy khi hoàn tất chương trình.

@ Đối tượng và điều kiện: Mọi thành phần Dân Chúa. Có văn bằng cử nhân (hoặc tương đương) trở lên. Nếu không thỏa các điều kiện trên, học viên có thể ghi danh học dự thính (audit).

@ Thời gian và nội dung: Học thứ Bảy hằng tuần từ ngày 16/9/2023 đến ngày 24/8/2024, gồm: (1) MVTK – Mục vụ Thánh kinh cho các ngành nghề (120 tiết); (2) MVTCM – Sống Tin-Cậy-Mến trong ngành kinh doanh (120 tiết); (3) MVLĐ – Mục vụ linh đạo cho các ngành nghề (120 tiết); (4) CIVEL – Bảy lớp Anh ngữ LAGAM (Logical Analysis and Grammatical Analysis Method).

@ Đăng ký đến 01/9/2023, khai giảng 07g30 thứ Bảy ngày 16/9/2023.

 

Chương trình V

MỤC VỤ GIÁO LÝ

@ Mục tiêu: Giúp học viên có được những kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực huấn giáo thông qua nhiều hình thức học tập khác nhau như thuyết trình, hội thảo, nghiên cứu tình huống, phân tích thực tiễn, làm việc nhóm vv… để có thể tham gia việc đào tạo giáo lý viên và điều hành hữu hiệu hoạt động huấn giáo tại giáo xứ hay hội dòng.

@ Đối tượng và điều kiện: Linh mục, tu sĩ và giáo dân muốn tham gia việc đào tạo giáo lý viên và điều hành hoạt động huấn giáo trong các giáo xứ hay hội dòng. Học viên ghi danh cần có văn bằng về thần học tương đương với văn bằng tốt nghiệp các Học viện Liên Dòng nữ, có kiến thức và kinh nghiệm căn bản về huấn giáo.

@ Thời gian: Dự kiến từ 08/09/2023 – 13/04/2024, gồm 60 buổi, học vào sáng thứ Sáu.

@ Đăng ký từ ngày 15/03/2023 đến 30/08/2023, khai giảng 07g30 ngày thứ Sáu 08/09/2023.

 

Chương trình VI

ĐÀO TẠO NGƯỜI ĐIỀU HÀNH MỤC VỤ GIỚI TRẺ

@ Mục tiêu: Cung cấp các kiến thức và kỹ năng thiết yếu cho người điều hành Mục Vụ Giới Trẻ (MVGT).

@ Đối tượng và điều kiện: Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân làm việc trong lãnh vực MVGT, có khả năng Thần học tối thiểu tương đương bằng tốt nghiệp các Học viện Liên Dòng.

@ Thời gian: 7.30 – 11.05 vào các buổi sáng từ thứ Hai – thứ Sáu trong khoảng thời gian 02/10/2023 – 13/03/2024.

@ Đăng ký đến 31/08/2023, khai giảng: thứ Tư 13/09/2023 (Lễ Khai giảng của HVCGVN).

 

Chương trình VII

MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO

@ Mục tiêu: Giúp học viên có những kiến thức cơ bản về thần học, tu đức và linh đạo truyền giáo. Ngoài ra, khóa học nhằm khơi dậy tinh thần truyền giáo của người Kitô hữu, giúp hiểu biết định hướng truyền giáo qua các giáo huấn của Giáo hội và phương thức truyền giáo phù hợp trong bối cảnh khu vực và hoàn cảnh địa phương. Học viên được cung cấp kiến thức, kỹ năng và một lòng nhiệt thành sứ vụ để có thể trở thành nhà truyền giáo hoặc cộng tác viên truyền giáo đắc lực, hầu có thể đảm trách chương trình truyền giáo của cộng đoàn dòng tu, giáo xứ và giáo phận.

@ Đối tượng và điều kiện: linh mục, tu sĩ và giáo dân đang và sẽ đảm nhận công tác truyền giáo.

@ Thời gian: Bắt đầu từ học kỳ 2 , Mỗi tuần 2 ngày thứ Năm & thứ Sáu (Dự kiến từ 04/01/2024 đến 24/04/2024). Sáng 7g30 -11g05 và chiều 14g00 – 16g00 (nếu có học bổ sung).

Chương trình gồm Bốn Giai đoạn tương ứng 4 Modules (mỗi module  20 tiết):

Module 1Nền tảng Thần học và Phương thức Truyền giáo

Module 2 – Tu Đức và Linh đạo Truyền Giáo.

Module 3Giáo Huấn Giáo Hội về Truyền Giáo

Module 4Linh hoạt và thiết kế các hoạt động Truyền giáo truyền giáo.

Module bổ sung: Hội thảo và Chia sẻ kinh nghiệm mục vụ truyền giáo.

Hình thức tổ chức: Các hình thức học và truyền đạt kiến thức, thuyết trình, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm, đi thực tế giáo điểm, tập thiết kế kế hoạch truyền giáo, linh hoạt và tổ chức những hoạt động truyền giáo. Sẽ thông báo Thời gian biểu cụ thể sau.

@ Đăng ký đến 15/12/2023, khai giảng 07g30 thứ Năm ngày 04/01/2024.

 

Chương trình VIII

THÁNH NHẠC

@ Mục tiêu: Giúp học viên có được những kiến thức và kỹ năng trong lãnh vực Thánh nhạc như: Sáng tác, chỉ huy hợp xướng, đệm đàn trong phụng vụ, hát Bình ca (canto Gregoriano), và hiểu biết tổng quát về Thánh nhạc…; để có thể làm “vinh danh Chúa và thánh hóa các tâm hồn”[1], qua hai yếu tố chính của âm nhạc trong phụng vụ Sự thánh thiện và hình thức tốt đẹp”.[2]

@ Đối tượng và điều kiện:  Linh mục, tu sĩ và giáo dân muốn hiểu biết tổng quát về Thánh Nhạc, hoặc tham gia trực tiếp vào lãnh vực Thánh Nhạc như chỉ huy, sáng tác, hát Bình ca, đệm đàn trong phụng vụ…

Tùy vào môn học và chứng chỉ sẽ được cấp, học viên phải đáp ứng được những yêu cầu cần thiết qua đợt thi tuyển, trước khi tham gia khóa học.

@ Chương trình: Trọn Chương trình 3 năm học, được cấp  Văn bằng Cao đẳng (đối với các ngành “Sáng tác, chỉ huy, đệm đàn, bình ca”). Năm nay, vì hoàn cảnh chưa thuận tiện, nên chỉ tổ chức khóa “Tổng quát về Thánh nhạc”, với thời lượng 1 năm học, sau khóa học, được cấp Chứng nhận của Học viện.

@ Thời gian:  Từ 7g30 đến 11g30 thứ Hai – thứ Sáu hằng tuần.

@ Đăng ký đến 07/09/2023, khai giảng 07g30 ngày thứ Tư 04/10/2023.

 

Chương trình IX

THẦN HỌC & MỤC VỤ TRUYỀN THÔNG

@ Mục tiêu: Giúp học viên có những nhận thức sâu sắc về thần học truyền thông, linh đạo truyền thông, mục vụ truyền thông, chiều kích truyền thông trong những lãnh vực mục vụ khác nhau, và kỹ năng truyền thông cần thiết để có thể truyền thông Tin Mừng cách hữu hiệu.

@ Đối tượng và điều kiện: linh mục, tu sĩ và giáo dân muốn dấn thân trở thành những tông đồ truyền thông đắc lực của Chúa.

@ Thời gian: 7g30 – 11g05 vào các buổi sáng từ thứ Hai – thứ Sáu của học kỳ I (tháng 9- 12/2023).

@ Nội dung Chương trình: gồm những khóa (tín chỉ) sau đây:

Những khóa (tín chỉ) căn bản: Mục vụ Truyền Thông Tổng Quan; Giáo Hội và Truyền Thông xã hội: Những Văn kiện và Cơ cấu; Truyền Thông trong Mục Vụ; Truyền Thông trong Truyền Giáo.

Những khóa (tín chỉ) chuyên môn: Thần Học Truyền Thông; Truyền Thông giữa các nền Văn Hóa; Niềm Tin trong Thế Giới Kỹ Thuật Số; Niềm Tin và Phim; Báo Chí trong Lãnh Vực Tôn Giáo; Giáo Hội và Broadcasting (Truyền Thanh/Truyền Hình + New Media); Giáo Hội và Quan Hệ Công Chúng (Public Relations)

Những khóa (tín chỉ) kỹ năng cần thiết: Mục vụ Đưa Tin (Tin chữ, Tin ảnh, Tin video); Mục vụ Ngôn ngữ truyền thông: Tiếng Việt; Mục vụ Đồ họa; Mục vụ Sản xuất Phim tài liệu; Mục vụ Ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh; Mục vụ Biên kịch phim ảnh; Mục vụ Dựng phim; Mục vụ Quay phim; Mục vụ Sản xuất Phim truyện; Lịch sử Điện ảnh; Mục vụ Tạo Trang Web.

@ Đăng ký đến 01/08/2023.

 @ Ngày khai giảng: thứ Hai 04/09/2023.

 

THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ GHI DANH CÁC KHÓA HỌC

      Hồ sơ đăng ký tham dự các Chương trình học:

  • Đơn đăng ký theo mẫu của Văn phòng Học viện (Biểu mẫu đăng ký Nhập học)
  • Thư giới thiệu của Bề Trên (ký tên và đóng dấu):
    1. Linh mục Triều và Chủng sinh: Giám mục Giáo phận,
    2. Tu sĩ: Bề trên Dòng,
    3. Giáo dân: Cha Chánh xứ nơi thí sinh cư trú hợp pháp theo Giáo Luật.
  • Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận học vị.
  • Bản sao Giấy Chứng nhận Rửa tội, Thêm sức (Linh mục: chịu chức LM, Tu sĩ : Khấn Dòng).
  • Bản sao hộ chiếu hoặc các loại giấy căn cước công dân khác.
  • Ba tấm hình thẻ (4 x 6 cm) để dán vào đơn đăng ký và hồ sơ.

 

Toàn bộ hồ sơ có thể:

  • Nộp tại Văn phòng HVCGVN, 25 Đường Số 9, Bình Thọ, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh từ Thứ Hai đến Thứ Sáu trong tuần lúc 7g30 – 11g00, Chiều 14g – 15g30;
  • Hoặc gửi dưới dạng PDF qua địa chỉ điện thư của học viện: hocvienconggiao@gmail.com. Bản gốc các văn bằng, giấy chứng nhận sẽ trình Văn phòng Học viện khi nhập học.

 

Ghi chú:

  1. Thông tin chi tiết: xin xem bản Thông báo từng Chương trình.

HVCGVN, ngày 10 tháng 04 năm 2023

Tổng Thư Ký 

(đã ký)

  Lm. Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng    

 

[1], 2 Tự sắc “Tra le Sollecitudini” của Đức Pio X, ban hành ngày 22.11.1903, số1, 2.

 

 

1. Đào tạo cho người đào tạo đời sống Tận hiến

Chương Trình Huấn Luyện

Bao gồm 32 ngày hội thảo, 1-2 ngày/tuần, được chia làm hai giai đoạn; mỗi học viên sẽ được đồng hành cá nhân với người hướng dẫn hàng tuần.

I. GIAI ĐOẠN I
– Giới thiệu tổng quát về khoá học.
– Chân dung người đào tạo đồng hành trong ơn gọi đời tu.
– Nhân chủng học ơn gọi người Kitô hữu: những yếu tố và năng động tâm lý tác động đến con người trong ơn gọi người Kitô hữu, ơn gọi đời tu.
– Sự phát triển nhân cách, phát triển con người trong
đời tu nhìn từ chiều kích tâm lý học.
– Thiết kế chương trình đào luyện qua các giai đoạn.
– Phát triển về Luân lý và đời sống tâm linh trong đời tu.
– Các kiến thức Giáo luật nền tảng trong đào tạo đời tu.

* MỤC TIÊU CỦA KHOÁ HỌC
Giúp các học viên chuẩn bị bản thân để có thể trở nên người đào tạo và đồng hành trong ơn gọi Tận Hiến (Triều hoặc Dòng), ngang qua việc:
. Cung cấp kiến thức nền tảng về: Nhân chủng học ơn gọi Kitô giáo, tâm lý liên quan đến việc đào tạo, các chỉ dẫn của Giáo luật trong việc đào tạo và việc phân định ơn gọi.

II. GIAI ĐOẠN II
– Sự thiếu trưởng thành và khủng hoảng ơn gọi.
– Những ảnh hưởng của gia đình và động năng tâm lý trong gia đình trên ơn gọi và sự trưởng thành ơn gọi.
– Lãnh đạo trong Cộng đoàn: Tâm lý đời sống cộng đoàn, và tâm lý lãnh đạo. Những phương thế giúp đồng hành và phát triển ơn gọi hội nhất trong đời sống cộng đoàn. Các vấn đề liên quan đến lạm dụng quyền lực và xấu hổ.
– Phân định ơn gọi và lượng giá: Những phương thế cơ bản trong việc nhận định ơn gọi và lượng giá ơn gọi.
– Tiến trình và kỹ năng đồng hành với người đang trong các giai đoạn đào tạo của đời tu.
– Chăm sóc bản thân người đào tạo tránh quá tải và căng thẳng.

III. PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO:
– Học viên đọc tài liệu, suy tư và thảo luận trong các buổi hội thảo. Ngoài ra, trong suốt khóa huấn luyện, học viên sẽ có những buổi được đồng hành cá nhân hàng tuần với giáo sư để hiểu về bản thân hơn, cũng như những buổi gặp gỡ chung hàng quý để cập nhật kiến thức qua các hội thảo chuyên đề.
– Trang bị những kỹ năng đồng hành giúp phân định và phát triển ơn gọi, những kỹ năng khác giúp nhận diện những khó khăn cản trở sự phát triển ơn gọi đời tu.
Các học viên có một tiến trình tìm hiểu bản thân, suy xét – phản tỉnh và hội nhất bản thân, đồng thời xác tín hơn về lời mời gọi trở nên người đào tạo trong đời tu.

2. Ứng dụng Khoa học Giáo dục trong Đào tạo và Lãnh đạo

I. Đào tạo các Vị Phụ Trách Mục vụ Giới trẻ và Học đường
– Chương trình đào tạo giúp học viên khả năng nắm bắt và ứng dụng các vấn đề về thần học liên quan đến mục vụ giáo dục – đào tạo, với các tiến trình thích ứng giữa Phúc âm hóa và kinh nghiệm kitô giáo; khả năng giải thích hoàn cảnh, kể cả đời sống của cộng đoàn kitô hữu và của người trẻ; khả năng giúp phân định
– Định hướng tương lai cho giới trẻ; thiết lập sự giao tiếp tương xứng với cả hai thực tại; khả năng xây dựng và thực hiện các quá trình giáo dục và Phúc âm hóa trong môi trường liên văn hóa và liên tôn giáo; khả năng nghiên cứu, lập kế hoạch và tổ chức mục vụ giới trẻ.

* Chương Trình

1. BIẾT ĐỂ ĐỒNG HÀNH
– Tổng quan dạy và học.
– Các phương pháp sư phạm hòa nhập.
– Các phương pháp- tích hợp các phương pháp sư phạm tích cực.
– Kỹ năng giao tiếp sư phạm.

2. HIỂU ĐỂ ĐỒNG HÀNH
– Thiết kế và đánh giá chương trình đào tạo căn bản.
– Ứng dụng tâm lý trong giáo dục.
– Ứng dụng khoa học hành vi.
– Định hướng nghề nghiệp – cuộc sống.
– Phương pháp sư phạm thế kỷ XXI.

* CÁC KỸ NĂNG TỔ CHỨC – ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG LƯU XÁ
– Sứ mạng, vai trò và công việc của người đồng hành lưu xá: Xây dựng kế hoạch; Tổ chức hoạt động: Phân công, ủy quyền; Kiểm tra và đánh giá.
– Các phương pháp giáo dục: Nhận thức, đồng hành, dự phòng.
– Kỹ năng: Giao tiếp; quản lý thời gian – Tư duy tài chính; Quản lý chính mình.

* Đối tượng học viên: Các vị đào tạo và đồng hành giới trẻ, sinh viên, phụ trách lưu xá…

* Điều kiện theo học: Đã tốt nghiệp đại học, hoặc thần học tại Chủng viện hay Học viện, Dòng Tu.

* Chứng chỉ: Chứng chỉ của HVCGVN và chứng nhận theo từng Học phần. Chứng chỉ này có thể được tích lũy (theo quy định) cho việc cấp văn bằng trong tương lai.

II. ĐỒNG HÀNH ƠN GỌI
* Chương Trình

1. BIẾT ĐỂ ĐỒNG HÀNH
– Văn hóa và nhân cách người Việt.
– Tâm lý giáo dục theo lứa tuổi.
– Thiết kế chương trình đào tạo căn bản.

2. HIỂU ĐỂ ĐỒNG HÀNH
– Đào tạo Nhân bản ngày nay.
– Các phong cách đồng hành.
– Nhận diện các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến đời sống Ơn gọi.

3. KỸ NĂNG SƯ PHẠM CĂN BẢN
– Các tiêu chuẩn căn bản để xây dựng chương trình đào tạo: IQ, EQ, AQ, SQ và PQ.
– Các tiêu chuẩn căn bản để lượng giá chương trình đào tạo.
– Các phương pháp – tích hợp các phương pháp sư phạm tích cực; Sư phạm Giêsu.
– Giáo dục giới tính theo Giáo huấn của Giáo Hội; Nhận diện quấy rối – xâm hại – lạm dụng.

4. XÂY DỰNG CỘNG ĐOÀN ĐÀO TẠO
– Khái quát chung về “Cộng đoàn Đào tạo”.
– Xây dựng văn hóa cộng đoàn và mô hình XD tích cực của Durrant.
– Đồng hành hòa nhập.

* Mục tiêu:
1. Thiết kế và đánh giá chương trình đào tạo.
2. Biết phương thức đồng hành cách hiệu quả với Ơn gọi (ứng sinh, tu sĩ, chủng sinh), đặc biệt khi đứng trước các khủng hoảng trong đời sống Ơn gọi.
3. Trang bị những hành trang Giá trị-Kỹ năng Sống cần thiết trong đời sống Ơn gọi.
4. Nắm vững nền tảng nhân cách người Việt để xây dựng đời sống thiêng liêng và Ơn gọi linh mục – tu sĩ (x. Sắc lệnh đào tạo linh mục, số 11).
5. “Đồng hành, hướng dẫn các linh hồn là nghệ thuật trên các nghệ thuật, khoa học của mọi khoa học” (Thánh Grêgôriô thành Nazianzô, Tiến sĩ Giáo Hội).
6. “Chuẩn bị những người đồng hành có đẳng cấp để phục vụ tác vụ này”.

* Đối tượng học viên:
Linh mục, Tu sĩ phụ trách đào tạo hoặc chuẩn bị nhận sứ vụ đào tạo cho đời sống Ơn gọi; những vị đồng hành định hướng Ơn gọi (tại Giáo xứ, lưu xá…).

* Điều kiện theo học: Đã tốt nghiệp đại học, hoặc thần học tại Chủng viện hay Học viện Dòng Tu.

* Chứng chỉ: Chứng chỉ của HVCGVN và chứng nhận theo từng Học phần, chứng chỉ này có thể được tích lũy (theo quy định) cho việc cấp văn bằng trong tương lai.

3. Tư vấn Mục vụ - Giáo luật về Hôn nhân Gia đình

* Khóa học gồm:
1. Hướng dẫn của Giáo hội về Mục vụ Gia đình và các vấn đề luân lý và mục vụ về hôn nhân – gia đình (ly dị, ly thân, đồng tính, kết hợp đồng tính, tính dục ngoài hôn nhân, thụ tinh nhân tạo, xưng tội – rước lễ hoàn cảnh đặc biệt.
2. Mục vụ tham vấn về tình yêu – hôn nhân – gia đình.
3. Tâm lý phát triển và Giáo dục gia đình.
4. Giáo luật về Hôn nhân.
5. Những yếu tố làm vô hiệu việc kết hôn.
6. Những vấn đề tâm lý và bệnh lý ảnh hưởng trên sự ưng thuận Hôn nhân.
7. Tố tụng nói chung.
8. Tố tụng về hôn nhân, sự canh tân do ĐTC Phanxicô thực hiện về thủ tục tố tụng tuyên bố Hôn nhân bất thành, thực hành phân tích và áp dụng thực tiễn các trường hợp tranh tụng Hôn nhân.

* Mục Tiêu: Đào tạo các Tư vấn viên có năng lực về Mục vụ và Giáo luật về Hôn nhân gia đình. Chương trình cung cấp cho các học viên phương thức đồng hành và trợ giúp những cá nhân và gia đình có nhu cầu liên quan đến Tòa án hôn phối. Đặc biệt chuẩn bị cho các nhân sự có khả năng cộng tác trong Tòa án hôn phối giáo phận.

* Trang bị cho học viên: Kiến thức đào sâu về hôn nhân và tố tụng hôn nhân theo Giáo luật; Kiến thức căn bản về thần học, nhân học và tâm lý liên quan đến hôn nhân – gia đình; Thực hành phân định và tư vấn về các vụ việc hôn nhân muốn giải quyết nơi tòa án giáo phận.

* Đối tượng học viên: Các linh mục, tu sĩ, giáo dân.

* Điều kiện theo học: Đã tốt nghiệp thần học tại Chủng viện hay một Học viện Công giáo; Giấy giới thiệu của Tòa Giám Mục, của Bề Trên Dòng. Khóa học cũng mở rộng cho những học viên dự thính, khi kết thúc khóa học, học viên sẽ nhận giấy xác nhận về từng môn dự thính.

* Chứng chỉ: Chứng chỉ “Tư vấn Mục vụ và Giáo luật về Hôn nhân gia đình”. Chứng chỉ này có giá trị hợp lệ giúp học viên làm việc tại tòa án Hôn Phối của giáo phận trong vai trò tư vấn mục vụ và pháp lý.

4. Mục vụ Ngành nghề

I MỤC TIÊU: Hỗ trợ cách thiết thực và cụ thể nhất cho đời sống Tin- Cậy – Mến của các Ki-tô hữu, đang và sẽ dấn thân trong môi trường kinh doanh.
Với hiểu và sống Tin-Cậy-Mến trong ngành kinh doanh (HVSTCM tr NKD), các học viên không chỉ có thể hiểu và sống đạo tốt hơn trong ngành nghề của mình mà còn có khả năng giảng dạy khi hoàn tất chương trình.

II. CHƯƠNG TRÌNH:

GIAI ĐỌAN 1:
– MVTK (501, 502), Mục vụ Thánh kinh cho các ngành nghề (lectures + seminars, 120 tiết).
– MVTCM (601, 602) Sống Tin-Cậy-Mến trong ngành kinh doanh (lectures + seminars, 120 tiết).
– Thiết kế chương trình đào tạo căn bản.

GIAI ĐOẠN 2:
– MVLĐ (701, 702), Mục vụ linh đạo cho các ngành nghề (supervised minstry) (lectures + seminars + practicum, 120 tiết).
– MVTCM (603, 604) Sống Tin-Cậy-Mến trong ngành kinh doanh (lectures + seminars, 120 tiết).
– CIVEL 3,4.

GIAI ĐOẠN 3:
– MVTK (503, 504), Mục vụ Thánh kinh cho các ngành nghề (lectures + seminars, 120 tiết).
– MVTLĐ (703, 704) Mục vụ linh đạo cho các ngành nghề (supervised minstry) (lectures + seminars, 120 tiết).
– CIVEL 5,6,7.

GIAI ĐOẠN PHỤ
– Trong bảy lớp Anh ngữ sau đây, học viên cần đạt khả năng của ít là sáu lớp (18tc/ 21tc): CIVEL 1: Introductory Level Class 1; CIVEL 2: Introductory Level Class 2; CIVEL 3: Intermedia Level Class 1; CIVEL 4: Intermediate Level Class 2; CIVEL 5: Advanced Level Class 1; CIVEL 6: Advance Level CLass 2; CIVEL 7: Writing Research Papers, Theses, and Dissertations.

*Đối tượng học viên: Chương trình sẽ ưu tiên đón nhận các Kitô hữu học viên đến trước (có giới hạn)
+ Tự nguyện đăng ký (ghi danh theo mẫu)
+ Có văn bằng cử nhân (hoặc tương đương) trở lên.
+ Nếu không thoả các điều kiện trên, học viên có thể ghi danh học dự thính (audit).

* Chứng chỉ: HVCGVN sẽ cung cấp chứng chỉ môn học khi học viên hoàn tất cách thoả đáng theo yêu cầu của môn học. Các chứng chỉ này có thể được tích luỹ cho việc cấp văn bằng trong tương lai.

5. Mục vụ và Giáo lý

* Mục tiêu: Giúp học viên có được những kiến thức và kỹ năng trong lãnh vực huấn giáo thông qua nhiều hình thức học tập khác nhau như thuyết trình, hội thảo, nghiên cứu tình huống, phân tích thực tiễn, làm việc nhóm vv…để có thể tham gia việc đào tạo giáo lý viên và điều hành hữu hiệu hoạt động huấn giáo tại giáo xứ hay Hội Dòng.

* Chương trình học:
– Học kỳ I: Huấn giáo & Truyền giáo + Huấn giáo & Giáo dục.
– Học kỳ II: Sư phạm giáo lý + Huấn giáo và Lời Chúa.

* Đối tượng học viên: Linh mục, tu sĩ và giáo dân muốn tham gia việc đào tạo giáo lý viên và điều hành hoạt động huấn giáo trong các giáo xứ hay Hội Dòng. Học viên ghi danh cần có văn bằng về thần học tương đương với văn bằng tốt nghiệp các Học viện Liên Dòng nữ, có kiến thức và kinh nghiệm căn bản về huấn giáo.

* Chứng chỉ: Chứng chỉ của HVCGVN. Chứng chỉ này có thể được tích lũy cho việc cấp văn bằng trong tương lai.

6. Đào tạo người điều hành Mục vụ Giới trẻ

* Mục tiêu: Cung cấp một số kiến thức và kỹ năng thiết yếu cho người điều hành MVGT. Giúp người điều hành MVGT có khả năng suy tư, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá việc Giáo dục – Phúc âm hóa cho giới trẻ ngày nay

* Chương trình:
– Gồm 60 buổi học tập, hội thảo [240 tiết] vào buổi sáng các ngày thứ sáu và thứ bảy hàng tuần 07h30 – 11h05

– Nội dung các đề tài:
+ Người trẻ trong Xã hội hôm nay.
+ Diễn biến tâm lý, tình cảm của người trẻ.
+ Kinh nghiệm Tôn giáo và sự trưởng thành Đức tin của người trẻ.
+ Người trẻ trong thế giới kỹ thuật số.
+ MVGT trong đời sống của Giáo hội.
+ Giáo hội, Người đồng hành.
+ Sinh động thiêng liêng trong các nhóm trẻ.
+ Kế Hoạch Giáo dục Mục Vụ.

* Phương pháp: Sử dụng phương tiện nghe – nhìn; thực hành, sử dụng phương pháp học tập chủ động và hợp tác của học viên.

* Điều kiện theo học: Khả năng Thần học tối thiểu tương đương bằng tốt nghiệp tại các Học viện Liên Dòng.

* Đối tượng học viên: Linh mục, tu sĩ, giáo dân làmviệc trong lãnh vực MVGT.

* Chứng chỉ: Chứng chỉ của HVCGVN. Chứng chỉ này có thể được tích lũy (theo quy định) cho việc cấp văn bằng trong tương lai.

7. Mục vụ Truyền giáo

* Mục tiêu: Giúp học viên có những kiến thức cơ bản về thần học truyền giáo, linh đạo truyền giáo và trở thành những cộng tác viên truyền giáo. Ngoài ra, khóa học khơi dậy tinh thần truyền giáo của người Kitô hữu, hiểu biết định hướng truyền giáo qua các giáo huấn của Giáo hội và phương thức truyền giáo phù hợp trong bối cảnh khu vực và hoàn cảnh địa phương.

* Chương trình: Học tập trung trong Học kỳ II, theo chương trình gồm Bốn Giai đoạn tương ứng 4 Module (mỗi module 15 tiết)
MODULE 1: Nền tảng thần học về truyền giáo.
MODULE 2: Linh đạo / linh hoạt truyền giáo.
MODULE 3: Phương thức truyền giáo, thiết kế các hoạt động.
MODULE 4: Chia sẻ kinh nghiệm mục vụ truyền giáo.

* Hình thức tổ chức:
Các hình thức học và truyền đạt kiến thức, thuyết trình, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm, có thể tập thiết kế, linh hoạt. Tổ chức những hoạt động truyền giáo.

* Đối tượng học viên: Tu sĩ và Giáo dân đang và sẽ đảm nhận truyền giáo. Học viên có khả năng thần học tối thiểu tương đương bằng tốt nghiệp các Học Viện liên Dòng.

* Chứng chỉ: Chứng chỉ của HVCGVN. Chứng chỉ này có thể được tích lũy cho việc cấp văn bằng trong tương lai.

8. Thánh nhạc

* Mục tiêu: Giúp học viên có được những kiến thức và kỹ năng trong lãnh vực Thánh nhạc như: Sáng tác, chỉ huy hợp xướng, đệm đàn trong phụng vụ, hát Bình ca, và hiểu biết tổng quát về Thánh nhạc…; để có thể làm “vinh danh Chúa và thánh hóa các tâm hồn”, qua hai yếu tố chính của âm nhạc trong phụng vụ “Sự thánh thiện và hình thức tốt đẹp”.

* Chương trình: Trọn Chương trình 3 năm học, được cấp Văn bằng Cao đẳng (đối với các ngành “Sáng tác, chỉ huy, đệm đàn, bình ca”). Năm nay, vì hoàn cảnh chưa thuận tiện, nên chỉ tổ chức khóa “Tổng quát về Thánh nhạc”, với thời lượng 1 năm học, sau khóa học, được cấp Chứng nhận của Học viện.

* Đối tượng và điều kiện: Linh mục, tu sĩ và giáo dân muốn hiểu biết tổng quát về Thánh Nhạc, hoặc tham gia trực tiếp vào lãnh vực Thánh Nhạc như chỉ huy, sáng tác, hát Bình ca, đệm đàn trong phụng vụ…
– Tùy vào môn học và chứng chỉ sẽ được cấp, học viên phải đáp ứng được những yêu cầu cần thiết qua đợt thi tuyển, trước khi tham gia khóa học.

* Chứng chỉ: Được cấp Chứng nhận của Học viện. Chứng chỉ này có thể tích lũy (theo quy định) cho việc cấp bằng trong tương lai.

9. Thần học và Mục vụ Truyền thông

@ Mục tiêu: Giúp học viên có những nhận thức sâu sắc về thần học truyền thông, linh đạo truyền thông, mục vụ truyền thông, chiều kích truyền thông trong những lãnh vực mục vụ khác nhau, và kỹ năng truyền thông cần thiết để có thể truyền thông Tin Mừng cách hữu hiệu, đặc biệt trong môi trường giáo phận, giáo hạt và giáo xứ.

@ Đối tượng và điều kiện: linh mục, tu sĩ và giáo dân muốn dấn thân trở thành những tông đồ truyền thông đắc lực của Chúa trong môi trường của mình.

@ Thời gian: 7.30 – 11.05 vào các buổi sáng từ thứ Hai đến thứ Sáu.

@ Nội dung Chương trình: gồm những khóa sau đây:

  1. Những khóa căn bản
  2. Mục vụ Truyền Thông Tổng Quan
  3. Giáo Hội và Truyền Thông xã hội: Những Văn kiện, Cơ cấu, lịch sử Mục vụ Truyền Thông của GH toàn cầu & VN
  4. Truyền Thông trong Mục Vụ
  5. Truyền Thông trong Truyền Giáo
  6. Những khóa chuyên môn
  7. Thần Học Truyền Thông
  8. Truyền Thông giữa các nền Văn Hóa
  9. Đức Tin trong Thế Giới Kỹ Thuật Số
  10. Đức Tin và Phim
  11. Báo Chí trong Lãnh Vực Tôn Giáo
  12. Giáo Hội và Broadcasting (Truyền Thanh/Truyền Hình + New Media)
  13. Giáo Hội và Quan Hệ Công Chúng (Public Relations)

III. Những khóa kỹ năng cần thiết

  1. Mục vụ Đưa Tin (Tin chữ, Tin ảnh, Tin video)
  2. Mục vụ Ngôn ngữ truyền thông: Tiếng Việt
  3. Mục vụ Đồ họa
  4. Mục vụ Sản xuất Phim tài liệu
  5. Mục vụ Ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh
  6. Mục vụ Biên kịch phim ảnh
  7. Mục vụ Dựng phim
  8. Mục vụ Quay phim
  9. Mục vụ Sản xuất Phim truyện
  10. Lịch sử Điện ảnh
  11. Mục vụ Tạo Trang Web.

 

@ Thời khóa biểu:

Các môn sẽ được dạy vào học kỳ 1 niên khóa 2023-2024, khởi sự từ đầu tháng 9/2023

  1. Mục vụ Truyền Thông Tổng Quan (60 tiết – học vào các sáng thứ Sáu)

Giảng viên: Lm Giuse Vũ Hữu Hiền và Ban Giảng huấn MVTT / HĐGMVN

Thời gian: từ 8-9 đến 22-12-2023.

  1. Mục vụ Sản xuất phim tài liệu (60 tiết – học vào các sáng thứ Năm)

Giảng viên: Đạo diễn Phạm Thu Hằng

Thời gian: từ 7-9 đến 21-12-2023.

  1. Mục vụ Ngôn ngữ Hình ảnh và Âm thanh (60 tiết – học vào các sáng thứ Tư)

Giảng viên: Đạo diễn Đỗ Quốc Trung/ Biên kịch Vũ Ánh Dương/ Đạo diễn Đoàn Tuấn Đức 

Thời gian: từ 6-9 đến 20-12-2023.

  1. Mục vụ Dựng phim (60 tiết – học vào các sáng thứ Ba)

Giảng viên: Đạo diễn Phêrô Nguyễn Quốc Trung

Thời gian: từ 5-9 đến 19-12-2023.

  1. Mục vụ Biên kịch Phim ảnh (60 tiết – học vào các sáng thứ Hai)

Giảng viên: Biên kịch Têrêsa Nguyễn Thị Hoài Hương.

Thời gian: từ 4-9 đến 18-12-2023.

@ Đăng ký đến 01/08/2023.

 @ Ngày khai giảng: thứ Hai 04/09/2023.

Brochure chi tiết

(click vào link để xem chi tiết)

1. Giới thiệu các chương trình Ứng dụng Mục vụ – Đào tạo

2. Tổng quát các chương trình Triết – Thần – Mục vụ

3. Đào Tạo Đời Sống Tận Hiến

4. Đồng Hành Ơn Gọi

5. Đồng hành Giới trẻ – Lưu xá HS-SV

6. Mục vụ Giáo Luật Hôn nhân – Gia đình

7. Mục vụ các Ngành Nghề

8. Mục vụ Giáo lý

9. Đào tạo Người Điều hành Mục vụ Giới trẻ

10. Mục vụ Truyền giáo

11. Biểu mẫu đăng ký Nhập học