11 Tháng chín, 2024

Thư mời tham dự Hội thảo:

Lịch sử chữ Quốc ngữ-Một hiện tượng đơn lẻ trong trào lưu Ngữ học Truyền Giáo

 

Diễn giả: Phạm Thị Kiều Ly, Tiến sĩ Ngữ học Đại học Sorbonne – Pháp

Vào lúc 08h00, ngày 20-05-2023 tại Học viện Công giáo Việt Nam

số 29, đường số 9, Kp.1, Bình Thọ, Thủ Đức, Tp.HCM

Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly, tốt nghiệp Đại học Sorbonne nouvelle (Paris) năm 2018. Luận án của cô với tiêu đề La grammatisation du vietnamien de 1615 à 1919: histoire des grammaires et de l’écriture romanisée du vietnamien [Lịch chữ ngữ pháp và chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt từ 1615 đến 1919] là một trong 3 luận án xuất sắc nhất được giải thưởng của tổ chức GIS Asie (French Academic network on Asian studies) năm 2020. Luận án này đã được NXB Les Indes savantes (Pháp) xuất bản năm 2022 với tựa đề Histoire de l’écriture romanisée du vietnamien (1615-1919) [Lịch sử chữ Quốc ngữ từ 1615 đến 1919].

Hướng nghiên cứu chính:

– Lịch sử chữ Quốc ngữ

– Ngữ học truyền giáo tại châu Á

– Lịch sử chữ viết Latinh của các ngôn ngữ Bahnar, Jrai, Lạc, Dáy, Nùng, Xơ-Đăng, Tày… Các công trình này do các linh mục của Hội thừa sai Paris tạo tác (TK 19-20).

– Di sản ngôn ngữ và văn tự Việt Nam

Giới thiệu đề tài:

Lịch sử chữ Quốc ngữ: hiện tượng đơn lẻ trong trào lưu ngữ học truyền giáo

Việc người Việt Nam chữ viết hệ Latinh là hiện tượng đơn lẻ trong số các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa và chính trị Trung Quốc và của Khổng giáo. Tuy nhiên việc ghi các âm của một ngôn ngữ bằng chữ La-tinh lại không phải là một hiện tượng đơn lẻ, công cuộc này được thực hiện ở tất cả các nước có dấu chân của các Thừa sai đến truyền giáo kể từ Phục Hưng (châu Mỹ, Á, Phi).

Việc ghi âm của tiếng Việt bằng chữ hệ Latinh được bắt đầu khi các Thừa sai Dòng Tên tới Đàng Trong từ năm 1615, rồi tiếp theo là Đàng Ngoài từ 1626. Vì nhu cầu giao tiếp với người dân bản xứ, các thừa sai học tiếng Việt và miêu tả ngôn ngữ này theo mô hình ngữ pháp La-tinh, đồng thời ghi âm tiếng Việt bằng chữ hệ Latinh (mà ngày nay chúng ta gọi là chữ Quốc ngữ).